Xử lý rác thải trong nhà máy là công đoạn cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo an toàn môi trường xung quanh khu vực sản xuất. Để quá trình này hoạt động hiệu quả cần thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc rõ ràng. Bài viết dưới đây chia sẻ thêm về các biện pháp xử lý rác thải công nghiệp để các kỹ sư, quản lý môi trường tham khảo và áp dụng nếu cần.
Rác thải công nghiệp là gì?
Rác thải công nghiệp là những chất thải với mức độ độc hại khác nhau được sản sinh ra từ nhà máy – xí nghiệp, trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua các hoạt động như luyện kim, chế tạo, đốt nung…
Phân loại rác thải công nghiệp
Thông thường, dựa vào thành phần hóa học mà rác thải công nghiệp sẽ được chia thành hai nhóm sau:
– Chất thải công nghiệp thông thường: Là rác thải công nghiệp không chứa thành phần nguy hại hoặc có nhưng không vượt quá ngưỡng quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường như than hoạt tính, thạch cao…
– Chất thải công nghiệp độc hại: Là chất thải sản sinh ra từ ngành công nghiệp có chứa thành phần nguy hại như khí thải, hóa chất dễ cháy nổ, ăn mòn, gây độc và tác động không tốt đến sức khỏe con người. Ví dụ: Pin, Thủy ngân, bóng đèn…
Tại sao cần phải xử lý chất thải công nghiệp?
Theo các nghiên cứu khoa học, rác thải công nghiệp là nguồn tạp chất ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống, sức khỏe con người. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra một số tác động như :
– Ô nhiễm môi trường nước: làm chết các sinh vật sống trong ao, hồ, sông, biển… Con người sử dụng nguồn nước có chất độc sẽ bị ung thư.
– Ô nhiễm môi trường đất: Chất độc thấm vào lòng đất, cây cối gây nguy hại cho sức khỏe con người.
– Ô nhiễm không khí: Tạo nên mùi hôi, khói bụi ảnh hưởng đến hệ hô hấp người và động vật hoặc gây nên hiện tượng sương mù ở thành phố lớn.
Vì vậy, việc phân loại, xử lý rác thải công nghiệp đúng cách là trách nhiệm mà các nhà máy phải áp dụng để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Quy trình xử lý rác thải công nghiệp cơ bản
Tùy vào tính chất từng loại rác thải sẽ có biện pháp gom, xử lý khác nhau. Thông thường, quy trình xử lý rác thải công nghiệp bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Quản lý, xử lý nhanh chất thải bằng cách phân loại rác tại nguồn sản sinh.
Bước 2: Thu gom rác công nghiệp đã được phân loại:
– Rác thông thường: Đặt gọn gàng trong khu vực chứa.
– Rác nguy hại: Lựa chọn vật chứa phù hợp và có dán biển báo chất thải nguy hại để nhận biết.
Bước 3: Vận chuyển rác thải công nghiệp đến bãi tập trung.
Bước 4: Tiến hành xử lý rác công nghiệp bằng phương pháp phù hợp dựa vào tính chất, mức độ độc hại của chất thải.
4 Phương pháp xử lý rác thải công nghiệp an toàn – hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải khác nhau. Tuy nhiên, muốn áp dụng hiệu quả cần nắm rõ tính chất và mức độ độc hại của chúng. Dưới đây là 4 phương pháp xử lý an toàn thường được các nhà máy áp dụng là:
➤ Phương pháp nhiệt
– Là dùng lò đốt rác thải công nghiệp dưới các dạng: lò đốt chất lỏng, lò xi măng, lò hơi… bằng phương pháp sử dụng nhiệt để tiêu hủy chất thải.
– Lượng nhiệt sản sinh ra trong quá trình đốt này có thể tận dụng cho các lò hơi, sưởi, cần đến công nghiệp nhiệt, điện trong nhà máy.
– Điều kiện áp dụng: Chất thải phải có khả năng bắt cháy.
➤ Phương pháp chôn lấp an toàn
– Kỹ thuật xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp sẽ giảm thiểu khả năng phát tán rác ra môi trường.
– Điều kiện rác thải được áp dụng là:
- Chất thải ít hữu cơ hoặc vô cơ.
- 100% Không chứa phóng xạ
- Không chứa chất lây nhiễm, gây nổ.
- Không có chất lỏng, tỷ lệ rỉ nước thấp.
- Đặc biệt là không có lốp xe.
➤ Phương pháp tái chế
– Đây là một trong những phương pháp được nhiều nhà máy chọn lựa vì hạn chế được khối lượng chất thải ra môi trường cũng như tạo ra sản phẩm mới để tái sử dụng, mang lại lợi ích thiết thực.
– Điều kiện áp dụng: Rác thải khó phân hủy nhưng còn khả năng tái chế và sử dụng lại như giấy, kim loại an toàn, nhựa.
➤ Phương pháp ủ sinh học
– Là phương pháp khử nước trong chất thải để biến chúng thành dạng xốp ở môi trường hiếu khí nhằm phân hủy hoặc tạo ra sản phẩm mới sử dụng như phân bón, năng lượng khí đốt.
– Điều kiện áp dụng: Chất thải công nghiệp hữu cơ, không có tính độc hại.
Hiện nay, có rất nhiều nhà máy xả chất thải trực tiếp ra môi trường nước hoặc không phân loại, chôn lấp rác thải độc hại để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, đây là hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Doanh nghiệp có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 2 tỷ đồng nếu gian dối trong quá trình này. Vì vậy, quản lý – kỹ sư môi trường nhà máy cần lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp trên đây hoặc liên hệ với đối tác bên ngoài để khu vực xung quanh nhà máy luôn được đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ms. Công nhân